Acid uric tăng cao có nguy hiểm
Có thể nói, chỉ số acid uric là chỉ số quyết định trong việc chẩn đoán một bệnh nhân có bị bệnh gút hay không và mức độ nguy hiểm của bệnh đang ở giai đoạn nào.
Acid uric là sản phẩm chuyển hóa của chất đạm có nhân purin. Chất đạm có nhân purin được tìm thấy nhiều trong một số loại thực phẩm và đồ uống như phủ tạng động vật, cá biển, đậu Hà Lan, bia, rượu...
Thông thường acid uric được thận đào thải qua nước tiểu nhưng do chúng ta ăn các đồ ăn nhiều đạm, uống nhiều bia rượu khiến tăng tổng hợp axit uric hoặc do chức năng của thận suy giảm khiến giảm đào thải axit uric làm cho lượng acid uric trong máu tăng cao.
Các bệnh do acid uric
NHỒI MÁU CƠ TIM:
Ở những bệnh nhân tăng acid uric máu có 20,1% bị hội chứng chuyển hóa, trong khi ở bệnh nhân không tăng acid uric máu thì con số này là 15,3%. Đồng thời, tăng acid uric máu có liên quan với tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột tử do tim ở những bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa.
XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH:
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ rõ mối liên quan giữa gout và xơ mỡ động mạch. Tuy vậy tăng acid uric máu không phải là yếu tố nguy cơ trực tiếp của bệnh mạch vành. Tăng huyết áp, tiểu đường, xơ mỡ động mạch liên quan nhiều đến tình trạng béo phì hơn là liên quan đến sự tăng acid uric máu. ở bệnh nhân gout, các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành như tăng huyết áp, béo phì, đề kháng insulin, tăng TG máu góp phần làm tăng sự liên quan giữa acid uric máu và xơ mỡ động mạch. Các yếu tố nguy cơ này tự nó làm tăng nguy cơ của bệnh tim mạch, và như vậy, acid uric máu chỉ gián tiếp làm tăng nguy cơ đột tử do bệnh tim mạch thông qua việc kết hợp với các bệnh lý có nguy cơ cao nói trên
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG:
Bệnh lý đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường typ 2 là bệnh lý thường gặp đi kèm với Gout. Bệnh lý đái tháo đường nằm trong hội chứng rối loạn chuyển hoá chung. Bệnh được đặc trưng bởi sự tăng đường huyết, mà nguyên nhân chính do thiếu hụt Insulin tuyệt đối hoặc tương đối. Bệnh lý đái tháo đường ở bệnh nhân Gout thường do sự đề kháng Insulin. Việc kết hợp nhiều bệnh làm cho việc điều trị gặp khó khăn, đòi hỏi phải kết hợp tốt điều trị nhiều bệnh cùng một lúc, và một chế độ dinh dưỡng hợp lý
Cách ngăn ngừa acid uric tăng cao
Uống nhiều nước
Uống nước nhiều mỗi ngày sẽ tăng cường bài tiết của thận, làm nước tiểu bị pha loãng, các tinh thể acid uric không còn khả năng kết tinh với nhau tạo sỏi hay bị gút nữa. Do đó lời khuyên cho người bị gút hay những người bị rối loạn tăng acid uric trong máu thì tốt nhất nên bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày khoảng 3-4 lít nước, tăng cường giảm acid uric máu một cách tự nhiên.Bổ sung nước táo, giấm táo giảm acid uric máu
Táo có chứa hàm lượng kali cao có khả năng cân bằng môi trường acid và kiềm của cơ thể, giúp ngăn chặn tăng acid uric trong máu. Khi hệ thống có tính kiềm hơn sẽ giảm sự tích tụ acid uric trong máu hơn so với môi trường acid. Do đó mỗi ngày bạn có thể sử dụng một ly nước ép táo quả hoặc giấm táo để giảm acid uric máu.
Tiêu thụ vitamin C trong rau củ quả
Thêm một cách giảm acid uric máu nữa không cần dùng tới thuốc tây y đó là tiêu thụ vitamin C có trong rau củ quả tự nhiên. Các nghiên cứu cho thấy vitamin C có thể giảm mức acid uric trong máu nhờ vào quá trình tăng bài tiết thận, giảm kết tủa urat gây gút. Do đó những người bắt đầu khởi phát bệnh gút hoặc có dấu hiệu tăng acid uric trong máu thì nên tiêu thụ khoảng 500-3000mg vitmin C mỗi ngày dự phòng và giảm acid uric máu.>>> Nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp do rối loạn chuyển hóa Acid Uric
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét