Acid Uric là gì?
Acid Uric là một axit yếu thường tồn tại dưới dạng muối monosodium urat và được hòa tan trong huyết tương. Thông thường, nồng độ Acid Uric ở trạng thái bình thường trong cơ thể nam giới là 5,1 ± 1,0 mg/dl, với nữ 4,0 ± 1mg/dl. Chất này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cho trí não hoạt động tốt hơn và chống lại sự oxy hóa của cơ thể.
Tuy nhiên, việc cơ thể sản sinh ra lượng Acid Uric quá nhiều hay quá trình đào thải diễn ra chậm, dần dần tạo nên các tinh thể muối monosodium urat ở dạng kim, tích tụ dưới ở các khớp, thường dễ thấy nhất ở khớp ngón chân cái, gây ra tình trạng viêm và đau nhức, và đây là các triệu chứng đặc trưng của bệnh gút.
Các tác nhân khiến cho Acid Uric tăng nhanh
Do ăn quá nhiều thức ăn có chứa purin như thịt đỏ, đồ chiên rán, dầu mỡ, hải sản, nội tạng động vật, uống nhiều rượu bia khiến việc bài tiết Acid Uric qua thận bị giảm do giảm lọc ở cầu thận, giảm tiết urat, giữ lại purin của thức ăn làm tăng quá trình tinh thể hóa muối urat ở tế bào.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét