Trong một cuộc phỏng vấn ngắn liên quan tới bệnh gút. Câu hỏi được đưa ra là: “Bạn có biết triệu chứng bệnh gút gồm những dấu hiệu nào?“.
Kết quả thu được là có hơn 70% là có câu trả lời mơ hồ về bệnh gút; 22% là nhầm lẫn bệnh gút với bệnh xương khớp, viêm da; và chỉ có 8% người biết chính xác các triệu chứng bệnh gút như thế nào. Đây là một thực trạng đáng lo ngại bởi bệnh gút rất phổ biến. Nếu như không quan tâm đến căn bệnh này cũng đồng nghĩa với việc bạn đang thờ ơ với sức khỏe của chính mình và những người thân bên cạnh. Do vậy các bác sĩ khuyến khích mọi người nên tìm hiểu triệu chứng bệnh gút để phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất có thể.
Những dấu hiệu đặc trưng của bệnh gút
Để sớm nhận biết các dấu hiệu của bệnh gút, điều quan trọng là chúng ta cần phải biết cách “lắng nghe” cơ thể của mình. Nguyên nhân gây ra bệnh gút là do tình trạng dư thừa acid uric máu, lâu ngày dẫn đến tình trạng bão hòa máu và khiến hợp chất này kết tinh thành dạng muối urat sắc nhọn. Thông thường khi các tinh thể muối urat tích tụ tại các khớp và các mô xung quanh đến một giới hạn nào đó, người bệnh gút sẽ có những triệu chứng ban đầu rất điển hình là bị viêm khớp như sưng, nóng, đỏ, đau ở một số khớp (Hơn 70% xuất hiện đầu tiên là khớp ngón chân cái). Triệu chứng này có tên gọi là podagra. Các cuộc “tấn công” của gút thường xảy ra vào ban đêm và nghiêm trọng đến mức chỉ cần tấm ga trải giường chạm nhẹ vào cũng đau đến không thể chịu đựng nổi hay chỉ là cơn gió thoảng qua cũng khiến người bệnh đau như hàng ngàn cây kim châm chích. Sự khó chịu này tăng lên nhanh chóng, kéo dài nhiều giờ và giảm dần trong 2-7 ngày sau đó. Khi cơn gút cấp lui dần đi, lớp da quanh khớp đau bị tróc vảy và có cảm giác ngứa. Ngoài ra, ở một số bệnh nhân gút có thể kèm theo bị sốt nhẹ, cảm giác mệt
mỏi, khát nước, nước tiểu có màu vàng và khó cử động các khớp.
Để sớm nhận biết các dấu hiệu của bệnh gút, điều quan trọng là chúng ta cần phải biết cách “lắng nghe” cơ thể của mình. Nguyên nhân gây ra bệnh gút là do tình trạng dư thừa acid uric máu, lâu ngày dẫn đến tình trạng bão hòa máu và khiến hợp chất này kết tinh thành dạng muối urat sắc nhọn. Thông thường khi các tinh thể muối urat tích tụ tại các khớp và các mô xung quanh đến một giới hạn nào đó, người bệnh gút sẽ có những triệu chứng ban đầu rất điển hình là bị viêm khớp như sưng, nóng, đỏ, đau ở một số khớp (Hơn 70% xuất hiện đầu tiên là khớp ngón chân cái). Triệu chứng này có tên gọi là podagra. Các cuộc “tấn công” của gút thường xảy ra vào ban đêm và nghiêm trọng đến mức chỉ cần tấm ga trải giường chạm nhẹ vào cũng đau đến không thể chịu đựng nổi hay chỉ là cơn gió thoảng qua cũng khiến người bệnh đau như hàng ngàn cây kim châm chích. Sự khó chịu này tăng lên nhanh chóng, kéo dài nhiều giờ và giảm dần trong 2-7 ngày sau đó. Khi cơn gút cấp lui dần đi, lớp da quanh khớp đau bị tróc vảy và có cảm giác ngứa. Ngoài ra, ở một số bệnh nhân gút có thể kèm theo bị sốt nhẹ, cảm giác mệt
mỏi, khát nước, nước tiểu có màu vàng và khó cử động các khớp.
Các nguyên nhân khác
Một số tình trạng sức khỏe và các bệnh khác xuất hiện thường xuyên ở những người mắc bệnh gút hơn là những người không bị, mặc dù các nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được mối liên quan cụ thể. Gút có thể có chung các yếu tố nguy cơ (như là béo phì, tăng huyết áp và nồng độ chất béo trung tính cao) với một số bệnh bao gồm:
- Bệnh tiểu đường.
- Bệnh thận.
- Cao huyết áp
- Nhiễm độc chì.
- Xơ cứng động mạch (chứng xơ vữa động mạch).
- Các tình trạng sức khỏe gây nên sự thay đổi tế bào nhanh chóng, như là bệnh vảy nến, đau tủy, tan huyết, hoặc các loại u bướu.
- Bệnh tim.
- Bệnh hoặc nhiễm trùng cấp tính.
- Chấn thương khớp.
- Sụt cân quá nhanh, có thể xảy ra ở những bệnh nhân nhập viện mà có sự thay đổi về chế độ ăn uống hoặc thuốc men.
- Phẫu thuật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét